Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Bảng giá xe Mitsubishi tại Mitsubishi Ninh Bình
by goodhealthvn 7/6/2021, 6:07 am

» Giới Thiệu Mitsubishi Ninh Bình - Đại lý phân phối Mitsubishi chính hãng
by goodhealthvn 7/6/2021, 6:07 am

» Exness có hỗ trợ đa ngôn ngữ không?
by thuongnguyenthi 3/6/2021, 4:44 pm

» Exness - bạn có thể lựa chọn tin tưởng nhà môi giới này hay không?
by thuongnguyenthi 1/6/2021, 5:01 pm

» Tình hình forex tại Việt Nam
by thuongnguyenthi 18/5/2021, 4:53 pm

» Thịt bò hầm khoai tây
by amthucnhabep 26/3/2021, 5:23 pm

» BOSCH PID775DC1E
by goodhealthvn 29/10/2020, 9:54 am

» Báo giá bếp từ Bosch
by goodhealthvn 29/10/2020, 9:53 am

» foam cách âm
by goodhealthvn 29/10/2020, 9:26 am

» Đánh giá máy rửa bát BOSCH SMS63L08EA
by hoangcuong365 22/10/2020, 4:17 pm

» Thông tin cần biết về máy rửa bát BOSCH SMS25EI00G
by hoangcuong365 22/10/2020, 4:14 pm

» PID775DC1E
by goodhealthvn 14/10/2020, 2:09 pm

Poll

Theo bạn logo nào thích hợp cho diễn đàn

Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam I_vote_lcap67%Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam I_vote_rcap 67% [ 8 ]
Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam I_vote_lcap33%Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam I_vote_rcap 33% [ 4 ]

Tổng số bầu chọn : 12


Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam

Go down

Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam Empty Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam

Bài gửi by nhok_c2_phong_2 17/5/2010, 11:32 am

Các thách thức và cơ hội về công nghệ thông tin ở Việt Nam
Tôi rất vui mừng có cơ hội này để thảo luận các thách thức và cơ hội công nghệ thông tin ở Việt Nam.
Các tổ chức trong gia đình Liên hợp quốc chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng tiếp cận kiến thức và thông tin một cách bình đẳng chiếm vị trí trung tâm trong quá trình phát triển. Phát triển con người cũng chính là năng lực của từng cá nhân để hiện thực hoá một cách đầy đủ tiềm năng con người cả về mặt thể chất, trí tuệ, xã hội và văn hoá.
Cho nên những lời phát biểu của tôi sẽ được liên hệ vào trong bối cảnh Tuyên bố thiên niên kỷ mà tất cả các nguyên thủ quốc gia đã ký kết vào tháng Chín năm 2000 cam kết quốc gia họ sẽ giảm nghèo và cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người.
Bối cảnh cho những lời phát biểu của tôi là một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đều biết về quá trình toàn cầu hoá ngày một tăng nhanh. Và chúng ta cũng đang chứng kiến sự hội nhập khu vực nhanh chóng của Việt Nam với ASEAN và hy vọng Việt Nam sớm trở thành thành viên WTO.

Và không còn nghi ngờ gì về sự cần thiết ngày một lớn hơn về ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ngày nay... chính vì lẽ đó mà nhu cầu về Cán bộ phụ trách thông tin (CIO) là rất cao. Người cán bộ thông tin của một đơn vị tổ chức ngày nay – cho dù doanh nghiệp đóng ở Phnom Penh hay Paris, Vientiane hay Vancouver, Hà Nội hay Hong Kong, Liên hợp quốc hay Ngân hàng thế giới – là một tác nhân thay đổi quan trọng.

Phẩm chất chính của cán bộ thông tin phải là năng lực hành động một cách chiến lược trong môi trường kinh doanh náo động và đầy cạnh tranh hiện nay. Với những công ty và tổ chức hàng đầu để có thể đạt được và duy trì thế cạnh tranh, càng ngày họ càng phải quay sang công nghệ làm bàn đạp cho sự đổi mới quy trình kinh doanh.
Nhưng mục đích chính của tôi muốn ngày hôm nay là đề cập tới những gì chúng ta biết và những gì chúng ta không biết về vai trò của công nghệ thông tin trong sự đóng góp vào phát triển bền vững. Tôi sẽ tập trung nói về Việt Nam, nhưng những vấn đề được nêu áp dụng cho cả những nước đang phát triển khác, cả trong khu vực và trên toàn thế giới.
Những ánh hào quang ban đầu về vai trò tiềm năng của công nghệ thông tin trong giảm nghèo giờ đây đã phai nhạt. Có lẽ chúng ta đã quá ấn tượng với những gì công nghệ có thể làm được và không chú ý đầy đủ tới bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị trong đó công nghệ được ứng dụng. Chúng ta không còn nhìn nhận công nghệ thông tin trong những điều kiện đơn giản như vậy nữa.
Bằng chứng về mối liên hệ giữa việc chi tiêu cho công nghệ thông tin và giảm nghèo còn chưa rõ ràng. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới chẳng hạn chỉ tìm thấy những bằng chứng mang tính câu chuyện hoặc ủng hộ hoặc phản bác việc sử dụng công nghệ thông tin để giảm nghèo.
Một số nghiên cứu đã đi xa hơn và phê phán sự chú trọng vào đầu tư công nghệ thông tin một cách không phù hợp. Thực ra, Bill Gates, cái tên vẫn thường được gắn liền với Internet, phản đối việc chi tiêu những khoản tiền lớn vào các dự án công nghệ thông tin ở các nước nghèo.
Trong khi nạn mù chữ vẫn là vấn đề lớn, chi phí cao của các dự án công nghệ thông tin so với các dự án giáo dục, y tế và vệ sinh có nghĩa là công nghệ thông tin nên được xếp ở vị trí thấp trong chương trình nghị sự phát triển. So với radio và điện thoại di động thì Internet là một cách tương đối tốn kém để chia sẻ những thông tin quan trọng.
Cho nên chúng ta không chắc chắn như trước đây chúng ta đã từng như vậy về vai trò của công nghệ mới trong cuộc chiến giảm nghèo. Không thể thu hẹp khoảng cách số nếu chỉ dựa trên công nghệ. Những sinh kế cung cáp cho con người phương tiện và sự mong mỏi để có thêm kiến thức và thông tin cũng như giải phóng trẻ em khỏi công việc để chúng có thời gian học tập cũng quan trọng như bản thân việc tiếp cận với thông tin.
Ở một nước đang phát triển như Việt Nam vẫn cần đảm bảo rằng công nghệ thông tin không bị xem như là một mục đích tự thân mà quan trọng hơn là một yếu tố tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngay cả khi vai trò của công nghệ thông tin trong việc giảm nghèo trong số những người nghèo nhất có thể còn hạn chế, tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận được.
Nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi to lớn trong vòng thập niên vừa qua, với sự hội nhập sâu sắc hơn bao giờ hết. Các mạng lưới cung ứng và phân phối rất đa dạng từ nguyên vật liệu thô qua những dây chuyền cung ứng phức tạp tới tận thị trường tiêu dùng cuối cùng. Từng sản phẩm có thể trung chuyển qua ba, mười hoặc thậm chí hai mươi nước trước khi đến tới địa điểm cuối cùng. Sự tham gia vào chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu phụ thuộc vào sự tiếp cận và thuận tiện của công nghệ thông tin.

Tiếp cận với thông tin cập nhật từ khắp thế giới hiện có ý nghĩa sống còn với cả những doanh nghiệp nhỏ bé nhất. Nông dân có thể theo dõi giá cả quốc tế một cách tức thời. Những người sản xuất đồ may mặc có thể cập nhật với những kiểu dáng mới nhất ở thị trường tiêu đích của họ. Các nhà sản xuất mọi loại có thể so sánh giá cả đầu vào và tìm ra mối tốt nhất. Hoạt động kinh tế đã chịu sự biến đổi không thể đảo ngược của công nghệ thông tin, mở ra những cách mới để cải thiện hiệu quả và cơ hội mà trước đây không thể có được.

Khi công nghệ thông tin trở nên quan trọng hơn, những doanh nghiệp nào có khả năng tận dụng được sức mạnh của nó sẽ có được lợi thế cạnh tranh và tiếp tục tăng trưởng, cung cấp nguồn việc làm đáng kể. Tạo việc làm tất nhiên là cách bền vững nhất để giảm nghèo. Cung cấp công nghệ thông tin ở mức chi phí phù hợp là một bước quan trọng theo đúng hướng.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu mới. Điều quan trọng nhất trong rất nhiều việc chính phủ cần làm là cung cấp các cơ sở hạ tầng công cộng và tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, về phương diện này Việt Nam cần đi xa hơn nữa.

Các chi phí liên quan tới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam còn cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng. Giá băng thông rộng thuộc hàng cao nhất trong khu vực trong khi giá thuê đường truyền cao gần gấp ba lần so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Chi phí cao của những dịch vụ này làm tăng giá cả của việc làm ăn ở Việt Nam, khiến các doanh nghiệp Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn. Chi phí cao cũng gây tổn hại cho những doanh nghiệp mà Việt Nam cần phát triển như các ngành xuất khẩu và các doanh nghiệp công nghệ cao.

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy năng suất và lợi nhuận trong nhiều ngành, góp phần tăng trưởng những doanh nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh quốc tế và những doanh nghiệp này sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu ngân sách và cải thiện mức sống ở Việt Nam. Có thể đạt được điều này một phần nào thông qua những thay đổi quy chế cần thiết để tối đa hoá những lợi ích có được từ công nghệ thông tin.

Về mặt giáo dục, cả thế giới biết về tầm quan trọng của sự tiếp cận bình đẳng đổi với giáo dục có chất lượng ở các nước phát triển, và Chính phủ Việt Nam cũng vậy với thành tích đáng kể là tỷ lệ nhập học tiểu học đạt 94%.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng những nước có lực lượng lao động có học vấn tốt hơn và kỹ năng cao hơn thường có thành tích tốt hơn ở những ngành đang tăng trưởng hiện nay. Sự thuận tiện với công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành quả cao hơn ở những nước này. Có mối liên hệ mạnh mẽ giữa giáo dục và sự sẵn sàng thử nghiệm công nghệ mới và áp dụng có hiệu quả. Không có gì là ngạc nhiên về chuyện một nguồn dồi dào các nhân công có học vấn tốt là thứ đứng đầu danh sách những điều nhà đầu tư yêu cầu khi họ được hỏi về những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của họ trong số những địa điểm cạnh tranh nhau.

Khi UNDP thực hiện nghiên cứu về những yếu tố chính làm hạn chế sự tăng trưởng của công nghệ thông tin ở các nước đang phát triển, thì thấy rằng dù là quan trọng nhưng không phải cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm hay chính sách tốt nói chung là những yếu tố chính quyết định tăng trưởng; mà đó lại chính là giáo dục và năng lực tạo môi trường khuyến khích đổi mới công nghệ. Vấn đề then chốt là liệu có đủ các nam nữ thanh niên thành thạo về kỹ thuật để xây dựng ngành dịch vụ công nghệ thông tin cũng như những chiến lược khuyến khích nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ.

Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiên các bước để đưa đất nước đi vào kỷ nguyên công nghệ thông tin. Chính phủ đã đề ra tầm nhìn về việc phát triển ngành phần mềm trong nước, và đang khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp thông qua một loạt các cơ chế khuyến khích. Gần đây Chính phủ cũng chuyển sự chú ý sang việc cải thiện chất lượng các trường đại học nhằm đạt chuẩn quốc tế và phát triển năng lực của các viện nghiên cứu.

Tuy nhiên, một cản trở chính đối với việc sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giáo dục là thái độ miễn cưỡng đối với việc thay đổi phương pháp sư phạm. Giáo viên ở mọi bậc học có xu hướng lặp lại những gì họ đã được dạy, nên thường ngại sử dụng những công cụ mới trong lớp học ví dụ như công nghệ thông tin. Cũng có câu hỏi là liệu nên đưa công nghệ thông tin vào bậc tiểu học hay đợi lên trung học hay đại học. Cần xử lý những câu hỏi này để có thể có được một lực lượng lao động có kỹ năng đủ năng lực tham gia vào các giải pháp công nghệ thông tin.

Chúng ta đều biết từ kinh nghiệm quá khứ là công nghệ tự thân nó không tạo ra gì cả - không công việc kinh doanh mà cũng chả có phát triển bền vững. Công nghệ thông tin không thể đem lại phép màu nào cho doanh nghiệp, chính phủ hay người nghèo cả. Công nghệ chỉ là công cụ và ta phải khai thác nó một cách khôn ngoan và có sách lược.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ ngày nay có ý nghĩa thiết yếu không thể chối cãi được trong việc tạo ra sự phát triển con người bền vững ở Cam-pu-chia, CHDCND Lào và Việt Nam – và vai trò của cán bộ thông tin là chìa khoá dẫn tới thành công. Với tư cách là cán bộ thông tin các quý vị sẽ giúp thực hiện những quy trình kinh doanh ngày càng phức tạp và văn hóa công tác đang thay đổi đồng thời vẫn đáp ứng nhiệm vụ chủ chốt là đảm bảo công nghệ thông tin có lợi cho mọi người.

Các quý vị và các bạn với tư cách là cán bộ thông tin có thể đóng vai trò giá trị trong quá trình này, tạo hình cho tương lai của công nghệ thông tin ở Việt Nam và trên khắp châu Á. Không ai có vị trí tốt hơn các quý vị và các bạn để tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề ưu tiên để giúp tăng cường tiếp cận và làm giảm chi phí cho mọi người. Khi môi trường quy chế thay đổi, các quý vị và các bạn có thể làm việc với xã hội dân sự, các nhà tài trợ, các nhà lập pháp và chính phủ để ban hành những quy định và pháp luật vừa công bằng vừa thuận lợi cho sự cạnh tranh và sáng tạo.

Quay lại với ý phát biểu ban đầu của tôi, chúng ta cùng chia sẻ mục đích cuối cùng giống nhau, mục đích đó đã được thể hiện rất hùng hồn trong Tuyên bố thiên niên kỷ. Sự phát triển thực sự không chỉ là sự tăng trưởng GDP và thăng dư thương mại. Đó chỉ là những phương tiện để tới được mục đích cơ bản là sự tự do, kể cả tự do khỏi sự thiếu thốn, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn trọng thiên nhiên. Tiếp thụ kiến thức và sử dụng thông tin có vị trí trung tâm trong ý nghĩa của việc làm người. Chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội sử dụng kiến thức và thông tin để xây dựng xã hội toàn cầu như được mường tượng trong Tuyên bố thiên niên kỷ.

Xin cảm ơn.
nhok_c2_phong_2
nhok_c2_phong_2
Trẻ em
Trẻ em

Tổng số bài gửi : 21
Điểm tích cực : 21
Điểm danh vọng : 0
Registration date : 11/05/2010
Age : 32
Đến từ : 12C2 2008-2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết